HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BỘ MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Vấn đề giáo dục và học tập các môn học lý luận chính trị hiện nay; Ngoài hình thức giảng dạy trên lớp cần kết hợp và đa dạng hóa các hình thức giáo dục khác bằng các buổi học ngoại khóa như nói chuyện chuyên đề, báo cáo thời sự, nghị quyết; Các hình thức tham quan, nghiên cứu thực tế, các cuộc thi tìm hiểu về lý luận chính trị… sẽ có tác dụng giáo dục truyền thống và tinh thần cách mạng hơn nhiều bài diễn thuyết dài dòng, khô khan. Đó cũng là phương châm và mục tiêu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy đại học hiện đại; đồng thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với giảng dạy lý luận chính trị.
Giờ học tập ngoại khóa bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Góp phần không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận Chính trị tại Phân hiệu Quảng Ngãi theo định hướng ứng dụng và phát huy năng lực thực tiễn của sinh viên trong việc nhận thức chính trị – xã hội. Nhằm nâng cao chất lượng các môn học lý luận chính trị, đảm bảo yêu cầu lý luận gắn liền với thực tiễn, làm phong phú kiến thức cho học sinh – sinh viên phù hợp với tình hình thực tế. Bồi dưỡng lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng và niềm tin cho sinh viên vào sự lãnh đạo cách mạng của Đảng đúng với tinh thần và ý nghĩa của môn học. Các học phần lý luận chính trị được giảng viên đầu tư, nghiên cứu và đi vào thực tiễn hóa nội dung trong quá trình giảng dạy và tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, nắm bắt, vận dụng ngay vào thực tiễn đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị – xã hội….
Việc xây dựng và tổ chức nội dung ngoại khóa cần đảm bảo phù hợp với nội dung môn học, chương học… và gắn liền với các nhiệm vụ, yêu cầu môn học đã đề ra, phù hợp với nhu cầu, hứng thú, xu hướng phát triển nhận thức của sinh viên.
Trên tinh thần đó, trong phạm vi giảng dạy và nghiên cứu, học tập học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giảng viên xây dựng nội dung kiến thức ngoại khóa: Từ chương 1 đến chương 3: Những chủ trương, đường lối của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước từ giai đoạn 1945 – 1975. Tổ chức các buổi học tập, tham quan thực tế tại một số điểm đi tích truyền thống lịch sử cách mạng ở các địa phương như: Bảo tàng Khởi nghĩa Ba tơ – Nhà lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – Khu chứng tích Sơn Mỹ…
Từ việc nghiên cứu nội dung giáo trình và quá trình tham quan tìm hiểu thực tế các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để đánh giá kết quả ngoại khóa thực tế, giảng viên định hướng cho sinh viên tự giác nghiên cứu viết bài thu hoạch theo chủ đề đã được tham quan học tập.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGOẠI KHÓA:
Nguyễn Thành Trí